Tôn nhựa ngói sở hữu nhiều ưu điểm như cách âm, cách nhiệt, độ bền cao. Nhiều công trình nhà ở hiện đang ưa chuộng sử dụng loại vật liệu này. Do đặc tính nhẹ nên quá trình thi công dễ dàng hơn so với những dạng mái ngói truyền thống khác. Dưới đây Mái tôn Aqua sẽ tư vấn giúp bạn quy trình kỹ thuật để thực hiện lợp mái đạt hiệu quả.
Tính toán độ dốc và diện tích cần lợp mái tôn nhựa ngói
Trước khi tiến hành lợp mái tôn nhựa ngói đúng quy trình đơn vị thi công cần phải thực hiện đo đạc. Thông qua những thông số xác định được độ dốc của mái cũng như diện tích của vị trí cần lợp. Qua đó biết được tổng mái tôn đủ để tiến hành thi công.
Trước hết các bạn cần tính được độ dốc của mái. Công thức tính cụ thể như sau:
- Độ dốc mái tôn=Chiều cao/Chiều dài
Sau khi tính độ dốc sẽ tính được diện tích công trình qua công thức:
- Diện tích lợp=Chiều dài x Chiều rộng x Độ dốc của mái
Thông qua con số diện tích thợ lợp mái sẽ tính được số lượng tấm tôn nhựa lợp mái cần dùng cho vị trí thi công mái lợp tôn nhựa ngói. Cùng với đó tính toán, thiết kế hệ thống khung xà gồ sao cho hợp lý, có độ chính xác cao.
Bên cạnh các chi tiết chính, thợ thi công cũng sẽ tính toán các chi tiết cần thiết cho một mái tôn hoàn chỉnh: máng xối, sườn pháo, ke chống bão, diềm mái, úp nóc,… Trước khi thực hiện thi công cần chuẩn bị đầy đủ bộ dụng cụ như: súng bắn ghim, đinh đóng mái, ốc, vít, máy khoan,…
Thi công lợp mái tôn
Tôn nhựa giả ngói đảm bảo được độ bền, tính thẩm mỹ cao hay không đòi hỏi người thợ thi công thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo kỹ thuật. Việc bỏ qua một chi tiết nhỏ cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng mái trong quá trình sử dụng sau này.
Bước 1: Làm khung mái, xà gồ
Căn cứ vào thiết kế của bản vẽ thợ lợp mái sẽ thiết kế khung mái. Phần khung là giá đỡ cho mái tôn. Vì thế yêu cầu quan trọng nhất đó là sự chắc chắn, mấu hàn đầy đủ. Chọn xà gồ có độ dốc mái tối thiểu là 1.5mm cho các mái nhà ở thông dụng. Để đảm bảo chất lượng các thanh xà gồ nên được phun sơn tránh han gỉ sau thời gian sử dụng.
Bước 2: Tiến hành lắp diềm bao quanh và máng nước
Sau khi lắp toàn bộ khung xà gồ, đơn vị thi công sẽ tiến hành bước đặt diềm quanh mái. Phần diềm này là các dải tôn được cắt ra bao quanh toàn bộ công trình lợp mái. Đối với vị trí diềm, các bạn nên dùng đinh vít 0.6mm để cố định chắc chắn. Một lưu ý nhỏ tại vị trí đặt máng nước các bạn nên đặt viền mái lên trên viền máng nước để nước thoát ra dễ dàng vào máng.
Bước 3: Đặt tấm lợp tôn nhựa giả ngói
Bước tiếp theo sẽ đến phần lợp mái tôn. Với loại tôn nhựa lợp nhà này các bạn nên đặt từ đỉnh cao nhất xuống dưới phía mép mái. Dùng đinh vít đầu đệm cao su cố định lại tấm tôn đã lợp. Khoảng cách giữa các vít trung bình khoảng 30cm. Phần đầu mép tôn cần giữ nhô ra ít nhất là 2cm so với xà gồ.
Sau đó tiếp tục đặt các tấm mái tôn khác. Các tấm gối lên nhau tối thiểu là 5cm. Phần sóng tôn bên phải úp lên sóng tôn bên trái nửa sóng để tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Cứ như vậy thợ lợp sẽ đặt cho đến khi diện tích mái được bao phủ hoàn toàn. Tại các điểm gối mái tôn dùng keo silicone trung tính bịt kín tránh để nước mưa thấm vào.
Bước 4: Lắp tấm che khe nối
Sử dụng tấm che mối nối tùy vào phần khoảng cách giữa các khe nối mà có thể uốn cong tùy chỉnh. Các tấm che này phải đảm bảo vừa khít tại vị trí khe hở. Sau đó thực hiện bắn vít chắc chắn. Phần che này cần lắp đặt chắc chắn, độ chính xác cao để tránh nước mưa hay bụi bẩn bám vào.
Bước 5: Hoàn thiện công trình mái lợp
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên các bạn đã hoàn thành một công trình lợp mái. Lưu ý kiểm tra kỹ càng sau khi lợp các vị trí đinh vít có chắc chắn hay không. Sau cùng là dọn dẹp vệ sinh mái tôn.
Tôn nhựa ngói là giải pháp làm đẹp công trình hiện đại. Trên đây Mái tôn Aqua đã giúp bạn hiểu hơn về quy trình thi công lợp mái đảm bảo chất lượng. Nếu đang băn khoăn trong việc lợp mái hãy liên hệ qua Hotline để được hỗ trợ.
Xem thêm: Lưu ý trong thi công tôn nhựa polycarbonate
Tags: thợ lợp mái, Tôn nhựa giả ngói, tôn nhựa lợp nhà, Tôn nhựa ngói